Kết quả tìm kiếm cho "Ban Dân tộc tỉnh An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 10500
Ngày 23/5, đoàn đại biểu HĐND 3 cấp tổ chức tiếp xúc bà con cử tri xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn). Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiếc Hùng; Bí thư Huyện ủy Tri Tôn Lâm Thành Sĩ; Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang tham dự.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ công tác thời gian tới mà Ban Nội chính Trung ương đã đề ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm 3 định hướng lớn và 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội XIV.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.
Chiều 22/5, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội thảo toàn quốc về Đề án quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế, với hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Chiều 21/5, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức buổi làm việc giữa Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh An Giang và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh An Giang với tỉnh Kiên Giang về Đề án thành lập tổ chức MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tỉnh An Giang (mới) trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Hơn một thập kỷ đi vào cuộc sống, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp) đóng vai trò quan trọng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trước đòi hỏi của thực tiễn, việc tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện Hiến pháp không chỉ là nhu cầu khách quan mà còn là yêu cầu cấp bách, tạo xung lực mới quốc gia, tạo thêm cơ hội cho phát triển đất nước.
Sáng 21/5, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06/CP tỉnh An Giang tổ chức cuộc họp để triển khai một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp.
Mang những ý nghĩa và cảm xúc đặc biệt dành cho học sinh lớp 12, lễ tri ân và trưởng thành ở các trường THPT đã trở thành nét đẹp truyền thống hàng năm. Đây còn là thời khắc chuyển giao từ hành trình học tập phổ thông sang bước ngoặt mới trong cuộc đời của các em học sinh.
Chiều tối 19/5 (nhằm ngày 22/4 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức bước vào cao điểm, thông qua hoạt động tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ và lễ hội đường phố.